$761
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 1xbetvn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 1xbetvn.Tối qua 20.3, tại khuôn viên tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ởTP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Tỉnh đoàn Quảng Nam chính thức khai mạc hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" với sự tham gia của hơn 1.000 trại sinh.Hội trại chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2025).Phát biểu khai mạc, anh Hoàng Văn Thanh, quyền Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam, cho biết hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" có quy mô toàn tỉnh bao gồm 20 đơn vị lều trại đến từ các huyện, thị, thành Đoàn và đoàn trực thuộc, với hơn 1.000 trại sinh tham gia.Hội trại kéo dài dden ngày 22.3 với nhiều hoạt động ý nghĩa như hành trình về nguồn, thi trò chơi lớn, múa hát tập thể, dân vũ, khiêu vũ nghệ thuật, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, sinh hoạt lửa trại…Đặc biệt, trong chương trình hội trại, Tỉnh đoàn sẽ tổ chức diễn đàn "Đảng là lẽ sống của tôi" và tuyên dương gương đảng viên trẻ tiêu biểu toàn tỉnh Quảng Nam.Theo anh Thanh, hội trại là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dịp để thế hệ trẻ ôn lại truyền thống hào hùng của quê hương, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển Quảng Nam.Trong sáng qua 20.3, Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng đã tổ chức hoạt động hành trình về nguồn với chủ đề "Vang mãi bản hùng ca chiến thắng" tại 5 địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh: Khu căn cứ Nước Oa (xã Trà Tân, H.Bắc Trà My), Khu di tích cách mạng Phước Trà (xã Sông Trà, H.Hiệp Đức), Khu di tích Nước Là (xã Trà Mai, H.Nam Trà My), Khu di tích căn cứ Đặc ủy Quảng Đà (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên), Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam (xã Tiên Sơn, H.Tiên Phước).Sau khi dâng hoa, dâng hương và tham quan, tìm hiểu địa chỉ đỏ, các bạn trẻ đã hội quân về tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng để viếng hương và tham gia hoạt động hội trại... ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 1xbetvn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 1xbetvn.Chúng tôi ghé thăm xã Xy (H.Hướng Hóa), một xã biên giới cách TP.Đông Hà (Quảng Trị) gần 100 km. Tại đây, Hội đồng Đội thuộc Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức khởi công công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho em Hồ Thị Tăng (học lớp 9B, Trường tiểu học và THCS Xy). Dù trải qua quãng đường xa, nhưng cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi thấy nụ cười hạnh phúc của Tăng.Hồ Thị Tăng là 1 trong 9 hoàn cảnh được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị trao tặng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ". Hoàn cảnh gia đình Tăng hết sức khó khăn, 7 người sống trong căn nhà sàn xập xệ, bố khuyết tật, mẹ thường xuyên đau ốm, người anh cả phải nghỉ học để phụ giúp công việc nương rẫy, người chị gái của Tăng thì nghỉ học lấy chồng sớm… Tăng cũng đang có nguy cơ phải bỏ học sớm để mưu sinh như anh chị của mình."Cảm ơn các cô chú, anh chị đã trao tặng gia đình em căn nhà này. Em luôn ước mơ có một căn nhà vững chắc để bố mẹ ở, và em có nơi yên tâm học hành. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà ý nghĩa này", Tăng chia sẻ.Đồng cảnh ngộ với Tăng, em Hồ Thị Lịch (học lớp 6A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú H.Đakrông) cũng sinh ra trong một gia đình đông con. Bố mẹ không biết chữ, gia cảnh khó khăn nên các anh chị của Lịch chỉ học đến lớp 9. Song vượt qua mọi khó khăn, Lịch có thành tích học tập xuất sắc và là học sinh tiêu biểu của trường.Anh Phạm Xuân Khánh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Quảng Trị, cho biết công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" đã góp phần giúp các em học sinh nghèo trên địa bàn có nơi ăn chốn ở ổn định, là điểm tựa vững chắc để các em tiếp tục thực hiện ước mơ."Ngôi nhà trao tặng em Hồ Thị Lịch là công trình đầu tiên trong 9 ngôi nhà được khởi công. Tính đến nay, đơn vị đã hoàn thành công tác khởi công, chỉ một thời gian ngắn nữa các em sẽ có một căn nhà khang trang, kiên cố để ổn định cuộc sống", anh Khánh nói.Thầy giáo Nguyễn Đắc Nhật Tân, Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học và THCS Tân Hợp, H.Hướng Hóa, cho biết sau khi nhận được thông tin về kế hoạch từ cấp trên, liên đội đã triển khai nhiều hoạt động để học sinh của trường tham gia gây quỹ, ủng hộ xây nhà cho các bạn khó khăn."Liên đội đã triển khai phong trào kế hoạch nhỏ cho các bạn học sinh tham gia quyên góp phế liệu như vỏ lon bia, sách báo cũ… Dù không nhiều nhưng liên đội cũng đã cùng các liên đội khác trên toàn tỉnh đóng góp được một số tiền nhỏ vào quỹ xây dựng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ", thầy Tân nói.Bắt đầu triển khai kế hoạch từ cuối năm 2024, sau hơn 3 tháng tích cực vận động, tuyên truyền và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị đã quyên góp được gần 700 triệu đồng để thực hiện 9 "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho học sinh nghèo tại 8 huyện, thị và hướng đến các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số."Ngày 13.3 vừa qua, Hội đồng Đội tỉnh đã khởi công căn nhà cuối cùng. Đây là hoạt động thiết thực trước thềm đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Trị lần thứ 9 và cũng góp phần thực hiện hiệu quả đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", anh Khánh chia sẻ. ️
Kiến nghị về dạy thêm, học thêm nêu tại báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43 sáng nay 10.3.Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị.Tuy nhiên, cử tri, nhân dân tiếp tục lo lắng về việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. Cùng đó là những lo lắng về một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường. Một số giảng viên giảng dạy không đủ giờ, tác phong, giảng dạy còn chưa nghiêm túc, cần được các cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.Tại kiến nghị, báo cáo của Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp.Nêu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ báo cáo dân nguyện kỳ trước, rất nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai và thực hiện có hiệu quả, như nội dung liên quan đến việc học thêm, dạy thêm. Bà Hải nhìn nhận, sự vào cuộc nhanh chóng quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ GD-ĐT, cũng như các địa phương cho thấy, sự ảnh hưởng của báo cáo công tác dân nguyên, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "hợp tình, hợp lý, được người dân quan tâm".Bà Hải cũng cho biết, liên quan đến quy định dạy thêm, học thêm cũng có lo lắng việc không được học thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thi cử không? "Tôi thấy rằng, chính việc dạy thêm, học thêm đã có những biện pháp, quy định thì đã trả lại giá trị đích thực cho việc truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp", bà Hải nói và phân tích, trách nhiệm của các thầy cô giáo là giảng dạy sao cho đại bộ phận học sinh phải đạt được kết quả trong các kỳ thi, đạt kết quả khá trở lên. Tất nhiên, học sinh giỏi, hay những học sinh năng lực yếu thì có thể học thêm bồi dưỡng theo quy định.Theo đó, thầy cô không thể ra đề quá khó, quá đánh đố để học sinh phải đi học thêm thì mới có thể làm được. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã thấy những điểm bất hợp lý trong việc xét tuyển sớm với học sinh vào đại học vì tạo sự bất công bằng trong tuyển sinh, nên đã chỉ đạo quyết liệt và việc xét tuyển sớm vào đại học đã giảm mạnh."Xét tuyển sớm cũng là một điều kiện có thể tạo nên việc trục lợi từ việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh lại cho điểm học sinh mình và điểm học bạ, đấy là điều kiện để xét tuyển vào đại học, như thế không khác gì là chỉ định thầu", bà Hải nêu quan điểm.Trước đó, ngày 30.12.2024, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới, có hiệu lực từ 14.2 vừa qua. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học. Cùng đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Bộ GD-ĐT cũng quy định không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định mới cũng cho phép giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, song không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 29 được cho là vẫn còn nhiều bất cập. ️
Buổi tối cuối tuần, tại sân pickleball trên đường Đồng Văn Cống, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chị Lê Anh vẫn đang miệt mài ngồi nhắn tin vào nhóm cộng đồng kêu gọi các thành viên đến tham gia ủng hộ. Chị Anh bộc bạch: "Tôi đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng cụm 3 sân pickleball, những ngày đầu thì người chơi cũng kha khá, nhưng thời gian gần đây khách đến vắng đi, tôi tìm hiểu thì các sân pickleball ở xung quanh bán kính 2 - 3km phát triển rất nhiều, khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Có sân khuyến mãi tặng quà cho khách, miễn phí nước uống cho khách; có sân tặng 1 tiếng miễn phí cho người chơi. Sân của tôi có giá 110.000 đồng/giờ thì sân kế bên giảm còn 105.000 đồng/giờ để cạnh tranh. Thậm chí có những sân gắn cả máy lạnh để phục vụ người chơi nhưng chỉ lấy phụ thu thêm 80.000 đồng/giờ, nếu không dùng máy lạnh thì chỉ có 100.000 đồng/giờ. Sân của tôi ban đầu lấy giá chơi cộng đồng (social) 80.000 đồng/người, đến bây giờ giảm giá xuống 60.000 đồng/người vẫn ít người chơi vì cạnh tranh quá lớn". Anh Nguyễn Việt Phát, quản lý một cụm sân pickleball cách đó không xa, cũng chia sẻ: "Cụm sân này là một trong những sân pickleball ra đời sớm nhất ở khu vực đảo Kim Cương, thời gian đầu rất đông khách, nhưng gần đây bỗng dưng khách vắng đi nhiều quá, những thành viên lâu nhất cũng ít thấy xuất hiện. Tôi khảo sát thì thấy các cụm sân mới ra đời gần đây đã liên tục tổ chức giải đấu, và các sự kiện khuyến mãi rầm rộ thu hút người chơi. Tôi phải báo cáo tình hình này cho chủ đầu tư, và sau đó quyết định tung ra chương trình cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tặng áo, tổ chức tiệc nướng miễn phí để thu hút khách trở lại". Anh Hoàng Tuấn, chủ đầu tư một cụm 3 sân pickleball trên đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh (TP.HCM) bộc bạch: "Tôi đầu tư 3 sân pickleball cũng đã tốn gần 2 tỉ đồng, khách cũng có lai rai nhưng thật sự vẫn chưa được như kỳ vọng. Cũng may là khu đất này được người quen cho thuê với giá rẻ, nên còn cầm cự được, nếu không chắc phải bù lỗ nhiều hơn". Cụm sân ESE ở Q.7 (TP.HCM) cũng trong tình cảnh tương tự, khi phong trào pickleball mới khởi phát, cụm sân này ra đời ngay từ đầu nên khá đông khách, người chơi muốn đăng ký phải xếp hàng và phải đóng tiền trước, giá chơi theo hình thức soical trên 120.000 đồng/người, đến nay giá chơi đã giảm gần một nửa nhưng khách chơi vẫn có lúc đông lúc vắng. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tình hình phát triển sân pickleball đã nở rộ khắp nơi. Tại TP.HCM, khu vực phát triển sân pickleball nhiều nhất phải kể đến các khu vực Q.2 (cũ), Q.7, Q.10... Chỉ riêng đường Nguyễn Hoàng, Trần Não, P.An Phú, Q.2 (cũ) đã có hàng chục cụm sân cách nhau chỉ vài trăm mét, thu hút người chơi khá đông, tuy nhiên cũng tạo ra sự cạnh tranh rất lớn. Trên con đường này, có những sân nằm ở vị trí khá khuất và vắng vẻ, gần như bỏ trống vì không có khách đến chơi. Chị Đỗ Thị Nhung, chủ một tiệm spa tại Q.2, bắt đầu chơi pickleball được vài tháng, nhận định: "Tôi đi tham quan khá nhiều cụm sân để giao lưu và nhận thấy tốc độ phát triển sân thi đấu rất nhanh, thậm chí không thể nào trải nghiệm hết vì sân mới mở ra liên tục. Sân nào mới ra cũng có chương trình khuyến mãi để kéo khách, các sân cũ thì cũng ra sức cạnh tranh để giữ khách. Tôi thấy lượng người chơi cũng tăng lên, nhưng số sân thi đấu có lẽ đã quá nhiều. Đứng ở góc độ người chơi thì chúng tôi thấy điều này rất tốt vì có nhiều sự lựa chọn, giá cả cạnh tranh càng lúc càng rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn". Trên các diễn đàn pickleball, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện khá nhiều thông tin sang nhượng cụm sân pickleball. Anh D.N, chủ đầu tư một cụm sân pickleball tại Q.12 (TP.HCM) cho biết: "Tôi đầu tư cụm sân này để cho thuê, nhưng người thuê chỉ kinh doanh vài tháng đã trả hợp đồng, nghỉ ngang, phải tạm thời đóng cửa. Bây giờ tôi phải đăng thông tin để tìm người thuê mới. Giá thầu cũ là 50 triệu đồng/tháng, chủ mới cũng có thể thương lượng lại". Anh Hồ Văn Hoàng, giám đốc một công ty truyền thông tại TP.HCM, tay vợt pickleball kỳ cựu nhận định: "Phong trào pickleball đang phát triển nhanh tạo ra một cộng đồng khá lớn, nhiều người trước đây chơi cầu lông, tennis, bóng bàn thậm chí tập yoga cũng đã chuyển sang chơi pickleball. Song song đó, các nhà đầu tư cũng xuống tiền để mở rộng, xây mới các cụm sân để đáp ứng nhu cầu. Điều dễ thấy là những cụm sân ra sau phải có lợi thế và đầu tư bài bản hơn để cạnh tranh. Ví dụ, kích thước sân phải chuẩn, hàng rào ngăn cách phải thuận tiện, có không gian ăn uống và chất lượng dịch vụ phải cao. Như vậy, có thể thấy đầu tư vào sân pickleball không phải dễ ăn như thời gian đầu mà phải cạnh tranh để tồn tại". ️